Bản tin Pháp lý - Tháng 7, 2022

Những văn bản nổi bật trong số phát hành này:
  1. Nghị định số 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp
  2. Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
  3. Dự Thảo Thông Tư của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam quy định về điều kiện vay nước ngaoif của doah nghiệp không được Chính Phủ bảo lãnh.
DOANH NGHIỆP

Ngày 1/4/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2020 (“Nghị định 47”). Nghị định 47 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp về doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước, nhóm công ty, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và công bố thông tin. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 4 tháng 1 năm 2021.

1. Doanh nghiệp xã hội
Theo Nghị định 47, doanh nghiệp xã hội phải duy trì các mục tiêu xã hội và môi trường, lợi nhuận để lại để tái đầu tư và các nội dung khác được ghi trong cam kết thực hiện các mục tiêu xã hội và môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Trừ trường hợp các mục tiêu xã hội, môi trường bị chấm dứt trước thời hạn đã cam kết, doanh nghiệp xã hội phải hoàn trả các khoản ưu đãi, hỗ trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận để thực hiện các mục tiêu xã hội và môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.

2. Doanh nghiệp Nhà nước
Về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, Nghị định 47 quy định về công bố thông tin dưới các hình thức: (i) trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, (ii) cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và (iii) cổng thông tin doanh nghiệp.
Nghị định 47 đã bổ sung các đối tượng mới, theo đó doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết phải công bố thông tin định kỳ như sau:
  • Thông tin cơ bản về doanh nghiệp và Điều lệ công ty
  • Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm theo nội dung quy định tại biểu mẫu kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện.
  • Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 06 tháng của doanh nghiệp theo nội dung quy định tại biểu mẫu kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
  • Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp theo nội dung quy định tại biểu mẫu kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện.
Những hỗ trợ đáng chú ý đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT

Ngày 10/05/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT (“Thông tư 06”) hướng dẫn Nghị định 80/2021/NĐ-CP (“Nghị định 80”) hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (“DNNVV”). Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25/06/2022 với những điểm mới đáng chú ý sau đây:  

        a.Hỗ trợ về công nghệ và tư vấn
DNNVV được hỗ trợ chi phí để thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số đã được công bố trên Cổng thông tin hoặc trang thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc trang thông tin của bên cung cấp.  DNNVV sử dụng bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số đăng tải tại địa chỉ https://digital.business.gov.vn hoặc https://dbi.gov.vn hoặc do các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV ban hành để đề xuất hỗ trợ phù hợp.
DNNVV tiếp cận mạng lưới tư vấn viên để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính, pháp lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

          b. Hỗ trợ về phát triển nguồn nhân lực
Theo đó, Thông tư 06 quy định chi tiết các hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Các cơ quan và tổ chức hỗ trợ các DNNVV sẽ thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Thông tư 06 và một số quy định khác. Cụ thể như sau:
Đơn vị đào tạo là cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV (khi trực tiếp cung cấp dịch vụ đào tạo) hoặc là bên cung cấp (khi cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV không trực tiếp cung cấp dịch vụ đào tạo).
Khóa đào tạo trực tiếp về quản trị doanh nghiệp bao gồm khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp cơ bản và khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp chuyên sâu.
Khóa đào tạo trực tuyến thông qua công cụ dạy học trực tuyến có sẵn như Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Classroom và các công cụ tương tự khác. Căn cứ kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến trong năm, đơn vị đào tạo mua tài khoản công cụ dạy học trực tuyến có sẵn và tài khoản phần mềm bổ trợ; thuê trang thiết bị đặc thù phục vụ cho khóa đào tạo trực tuyến phù hợp với quy mô tổ chức các khóa đào tạo. 

         c.Hỗ trợ các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
DNNVV phải có một trong các tài liệu được nêu tại Điều 14 của Thông tư 16 để được lựa chọn là DNNVV khởi nghiệp sáng tạo để được hưởng các hỗ trợ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 80.
Cụ thể, học viên của DNNVV được tham gia đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài gồm: học phí, tài liệu, ăn, ở, đi lại (bao gồm vé máy bay) ; hỗ trợ tối đa 50% chi phí tham gia các khoá đào tạo, huấn luyện chuyên sâu ngắn hạn ở nước ngoài nhưng không quá 50 triệu đồng/học viên/năm và không quá 02 học viên/doanh nghiệp/năm. 
Nội dung các khóa đào tạo huấn luyện chuyên sâu ngắn hạn ở nước ngoài gồm: xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; phát triển thương mại điện tử; gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp và các nội dung khác theo nhu cầu của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo.
Về lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cụm liên kết ngành thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến. Thông tư quy định, các hình thức liên kết giữa DNNVV với doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành gồm: Liên kết theo hình thức hợp đồng mua chung nguyên liệu đầu vào (DNNVV và tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành có hợp đồng mua nguyên vật liệu đầu vào từ một bên cung cấp); theo hình thức hợp đồng bán chung sản phẩm (DNNVV và tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành có hợp đồng bán sản phẩm cho một bên thu mua); theo hình thức hợp đồng mua, bán, hợp tác; theo hình thức cùng xây dựng, sử dụng thương hiệu.  Những học viên của DNNVV đó cũng sẽ được hỗ trợ tham gia các khoá đào tạo trong nước và nước ngoài cũng như duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử.  

NGÂN HÀNG

Dự thảo Thông Tư bổ sung các yêu cầu đối với điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh
Vào ngày 12 tháng 5 năm 2022, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (“NHNN”) ban hành Dự Thảo Thông Tư để bổ sung các yêu cầu đối với điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính Phủ bảo lãnh (“Dự Thảo Thông Tư”) với mục đích thay thế Thông Tư 12/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 03 năm 2014. Dự Thảo Thông Tư đang trong giai đoạn trình lấy ý kiến và đóng góp từ các bên có liên quan để hoàn chỉnh và thực hiện.


1. Mục đích chung của Dự Thảo Thông Tư
Dựa trên sự cần thiết của việc quản lý các điều kiện vay nước ngoài, tính tương thích với hệ thống pháp luật trong nước và cách tiếp cận mới trong quản lý các khoản vay nước ngoài, Dự thảo Thông tư hướng tới mục tiêu tự do hóa các giao dịch vốn, đồng thời đảm bảo quản lý rủi ro, thận trọng và góp phần nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay nước ngoài.
Nhìn chung, các điều kiện áp dụng đối với khoản vay nước ngoài theo Dự thảo Thông tư được coi là nghiêm ngặt hơn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm quản lý chặt chẽ địa bàn và đảm bảo hạn mức cho vay nước ngoài hàng năm và các chỉ số thận trọng đối với khoản vay nước ngoài của quốc gia.
Dự Thảo Thông Tư tập trung vào vào 2 đối tượng đi vay là Tổ chức tín dụng (TCTD) và Doanh nghiệp là tổ chức không phải là TCTD, bao gồm các điều kiện chung và bổ sung như dưới đây.

2.Điều kiện áp dụng chung cho các khoản vay nước ngoài
Áp dụng mức trần chi phí vay nước ngoài
Theo Dự Thảo Thông Tư, NHNN đê xuất mức trần chi phí vay như sau: 
- Đối với ngoại tệ
  • Trong trường hợp sử dụng lãi suất tham chiếu: Lãi suất tham chiếu +8%/năm; hoặc
  • Trong trường hợp không sử dụng lãi suất tham chiếu: SORT Term Rate  + 8%/năm.
  • Bằng Đồng Việt Nam: lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam + 8%/năm.
  • Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt nam quy định là lãi suất thực hiện của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm bằng đồng Việt Nam tại thời điểm gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và các thỏa thuận sửa đổi, bổ sung có liên quan đến chi phí vay nước ngoài.
- Giao dịch phái sinh ngoại tệ
Các giao dịch bảo đảm cho khoản vay nước ngoài: Trong trường hợp khoản vay có tài sản bảo đảm trên lãnh thổ Việt Nam, bên cho vay và các bên liên quan phải sử dụng tổ chức đại diện xử lý tài sản bảo đảm là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc pháp nhân khác được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

3. Điều kiện bổ sung của khoản vay nước ngoài đối với TCTD và tổ chức không phải là TCTD

- Mục đích vay của tổ chức không phải là TCTD
Bên đi vay được phép vay ngắn hạn nước ngoài để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn có nghĩa vụ phải trả trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm ký thỏa thuận vay nước ngoài.  Bên đi vay được phép vay trung dài hạn nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư, tăng quy mô vốn phục vụ sản xuất hoặc cơ cấu lại khoản khoản vay nước ngoài hiện của của bên đi vay.
Bên đi vay chỉ được sử dụng vốn vay nước ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, phạm vi hoạt động hợp pháp ghi nhận trong giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 
Đối với giới hạn vay trung dài hạn để tăng quy mô vốn,  bên đi vay phải đảm bảo số dư nợ vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay không vượt quá 3 lần vốn chủ sợ hữu theo hoặc vốn điều lệ (tỉ lệ 3:1)

- Mục đích vay của TCTD
Bên đi vay được phép vay nước ngoài để phục vụ các mục đích sau:
Bổ sung nguốn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh hợp pháp của bên đi vay; hoặc
Cơ cấu lại khoản vay nước ngoài hiện hữu của Bên đi vay.
Dự Thảo Thông Tư quy định giới hạn vya nước ngoài của cả khoản vay ngặn hạn và trung dài hạn. Giới hạn vay được tính theo tỉ lệ phần trăm của (i) tổng dư nợ vay ngắn hạn/tổng mức rút vốn ròng (giá trị rút vốn trừ giá trị trả nợ), tính trên vốn tự có của bên đi vay.  Chi tiết tỷ lệ đối với mỗi giới hạn được quy định tại Dự Thảo Thông Tư, với lộ trình cắt giảm cho năm 2023 và 2024 áp dụng cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng khác.
Bên đi vay phải đảm bảo tuân thủ quy định đối với các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Luật các Tổ Chức tín dụng trong thời gian 3 tháng trước ngày ký thỏa thuận/ nộp hồ sơ đăng ký bất kỳ khoản vay nào. 
Cùng với các điều khoản bổ sung trên, Dự Thảo Thông Tư còn nêu ra một số rào cản thủ tục và kỹ thuật khác có thể ảnh hưởng đến việc tính toán (và chi phí và lệ phí) của các bên có liên quan trong quá trình thực hiện các giao dịch vay ra nước ngoài được quy định tại đây.

4. Các quy định khác

- Ngày ký kết thỏa thuận vay
Theo Dự Thảo Thông Tư, thỏa thuận vay nước ngoài có thể được ký kết trước hoặc vào ngày rút vốn khoản vay.
Việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay chỉ được thưc hiện trong các trường hợp (i) TCTD, chi nhán ngân hàng nước ngoài vay ngắn hạn nước ngoài;  hoặc (ii) phần vốn nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam đã sử dụng để đáp ứng các khoản phí chuẩn bị đầu tư được chuyển thành khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư theo quy định.

- Điều khoản chuyển tiếp
Theo Dự Thảo Thông Tư, khoản vay nước ngoài được ký kết trước ngày Thông tư có hiêu lực được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký, nhưng bất kỳ sửa đổi các thỏa thuận nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi phù hợp với các quy định của Dự Thảo Thông Tư này.


__________________________________________________________
Bản tin pháp lý này là văn bản hướng dẫn của Công ty Luật TNHH MTV LEADCO với mục đích cung cấp các thông tin về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Các thông tin và trích dẫn trong văn bản này là các thông tin chung mà không phải là bất cứ tư vấn pháp lý nào của chúng tôi. Trong bất kỳ trường hợp nào Leadco không chịu trách nhiệm cho bất cứ chi phí liên quan trực tiếp hay gián tiếp, trong các trường hợp đặc biệt, các trường hợp ngẫu nhiên, đối với các thiệt hại phát sinh hay liên quan đến việc sử dụng văn bản này.
Để biết thêm thông tin về các vấn đề đã đề cập trong bản tin pháp lý này và các vấn đề pháp lý liên quan khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

 

Tin tức khác

Bản tin Pháp lý - Tháng 1, 2023

Bản tin pháp lý tháng này sẽ đề cập đến các văn bản mới liên quan Thuế

Bản tin Pháp lý - Tháng 12, 2022

Bản tin pháp lý tháng này sẽ đề cập đến các văn bản mới liên quan đến Ngân hàng

Bản tin Pháp lý - Tháng 11, 2022

Bản tin pháp lý tháng này sẽ đề cập đến các văn bản mới liên quan đến Bảo hiểm và Ngân hàng